- Dù đây là 1 câu hỏi khó và nhu cầu về giải đáp rất nhiều, tuy nhiên có một cơ chế đơn giản để hiểu được sự hình thành sỏi và bằng cách nào sỏi được hình thành trong đường tiết niệu.
- Trong một thùng chứa nước, nếu bạn cho một ít muối vào, nó sẽ hòa tan. Khi bạn cho thêm muối vào, đến 1 giai đoạn nào đấy muối sẽ không hòa tan nữa. Nguyên do là dung dịch muối trong thùng lúc này đã siêu bảo hòa muối. Vì thế, ở điểm bảo hòa này, bất kỳ lượng muối cho thêm nào cũng sẽ bắt đầu kết tủa.
- Đây chính là cơ chế hình thành nên những viên sỏi, giả sử như thùng nước nêu trên là thận và dung dịch muối là nước tiểu và hợp chất hóa học muối là khác nhau
- Một nguyên do khác để sỏi hình thành đó là: ban đầu 1 tinh thể hiển thị âm tính hoặc dương tính duy trì lôi cuốn những tinh thể đối nghịch, kết quả sẽ hình thành nên những kết tinh thể lớn hơn về kích thước và rồi số lượng cũng gia tăng, chung cuộc chúng kết hợp với nhau tạo nên những viên sỏi lớn. Điều này có thể kiểm soát hay tránh được nếu các quả thận vẫn duy trì bài tiết tốt bằng cách uống đủ lượng nước cần thiết.
- Nhưng bản thân mỗi cơ thể chúng ta đều có những cơ chế bảo vệ cho mình nhằm ngăn chặn sự hình thành sỏi. Có những chất nhất định trong nước tiểu chúng ta kiểm soát sự tăng trưởng kết hợp các tinh thể lại mà sự kết hợp các tinh thể này chính là tác nhân hình thành nên sỏi. Những chất này có trong nước tiểu của hầu hết mọi người không cho hình thành sỏi vì những chất hình thành sỏi được duy trì ở trạng thái không hòa tan trong nước tiểu.
- SỎI THẬN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?
- Thi thoảng một số viên sỏi, gọi là sỏi “thầm lặng” không hề gây triệu chứng gì, được tìm thấy bằng kỹ thuật X quang khi thăm khám sức khỏe. Những viên sỏi dạng này có thể xem như không đáng chú ý. Tuy nhiên thường gặp hầu hết là những viên sỏi thận phát hiện được bằng tia X hoặc siêu âm là trên những bệnh nhân báo triệu chứng có máu lẫn trong nước tiểu hoặc có những cơn đau đột ngột. Những hình ảnh chẩn đoán đem lại cho ngưới bác sỹ thông tin giá trị về kích thước và vị trí viên sỏi. Các xét nghiệm về máu và nước tiểu giúp phát hiện các chất bất thường có thể gây gia tăng sự hình thành sỏi thận. Bác sỹ có thể quyết định quét hệ thống tiết niệu bằng cách sử dụng kỹ thuật X quang đặc biệt gọi là chụp X quang bể thận nội mạch (IVP).
- Những kết quả thu được từ những kỹ thuật kiểm tra này giúp xác định được phương hướng điều trị đúng đắn.
- NHỮNG TRIỆU CHỨNG SỎI THẬN:
- Thông thường, triệu chứng đầu tiên của sỏi thận là cơn đau dữ dội. Cơn đau thường bắt đầu 1 cách đột ngột khi viên sỏi di chuyển trong đường niệu, gây ra hiện tượng đau buốt hoặc tắt nghẽn. Đặc trưng, người bệnh sẽ thấy một cơn đau dữ dội co thắt ở vùng lưng và vùng quả thận hoặc ở vùng bụng dưới. Thỉnh thoảng hiện tượng nôn ói cũng xảy ra kèm theo. Sau đó cơn đau sẽ lan rộng ra vùng háng. Nếu viên sỏi quá lớn để thông qua đường niệu một cách dễ dàng thì cơn đau sẽ tiếp tục vì các phần cơ trong thành của niệu quản bé cố ép những viên sỏi thành hàng trong bàng quang. Khi 1 viên sỏi phát triển hay di chuyển đều gây chảy máu lẫn trong nước tiểu. Khi viên sỏi di chuyển xuống niệu đạo sát với bàng quang, người bệnh có thể cảm thấy buồng đái thường xuyên hoặc cảm thấy cảm giác nóng rát trong đường niệu. Nếu có hiện tượng sốt và ớn lạnh đi kèm những triệu chứng trên thì có thể đã bị viêm nhiễm đường niệu. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay lập tức.
- BÁC SỸ SẼ TÌM THẤY LOẠI SỎI NÀO BẠN ĐANG MẮC:
- Cách tốt nhất để một bác sỹ tìm ra bạn đang bị mắc loại sỏi nào thì kiểm tra trên chính viên sỏi. Nếu bạn biết bạn đang đái ra 1 viên sỏi, hãy giữ lấy viên sỏi bằng miếng lưới.
- Bác sỹ có thể yêu cầu lấy 1 mẫu nước tiểu hoặc máu để phân tích tìm xem nguyên nhân gây ra sỏi trong người bạn. Cũng có thể cần phải thu thập mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ. Những xét nghiệm này giúp bác sỹ tìm ra phương pháp để bạn có thể tránh sỏi thận về sau.
- KIỂM SOÁT CƠN ĐAU ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN SỎI THẬN:
- Việc cắt giảm cơn đau là yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý điều trị sỏi thận và đã có khuynh hướng là sử dụng những tác nhân kháng viêm không chứa Steroidal (NSAID) như những tác nhân hàng đầu. Điều này có thể bởi vì mối liên quan với bệnh nhân tìm kiếm chất gây nghiện. Bằng chứng cho rằng các chất gây nghiện và NSAID là hiệu quả tương tự nhau trong việc kiểm soát cơn đau và thường được dùng kết hợp với nhau. Có một mối liên quan đó là những chất gây nghiện có thể dẫn đến sự gia tăng sỏi niệu nhưng trái lại, NSAID có thể can thiệp bằng khả năng của thận để tự điều chỉnh phản ứng của nó đối với những trở ngại dẫn đến giảm lưu lượng máu thận.
- Ngoài ra, NSAID còn được chống chỉ định đối với những bệnh nhân suy thận tiền căn và chống chỉ định đối với những bệnh hen suyễn và rối loạn dạ dày tiêu hóa tiền căn. Vai trò của những tác nhân khác như Desmopressin và châm cứu là không rõ ràng.
- LOẠI THỰC PHẨM NÀO CÓ LỢI CHO BỆNH NHÂN SỎI THẬN:
§ Nước dừa: giàu phân tử sinh hóa có thể thẩm tách có tác dụng ngăn chặn giai đoạn đầu của sự hình thành sỏi thận và kết quả tất yếu là kích thích sự khử khoáng.
§ Râu bắp: giàu chất tartrates hoạt tính như 1 chất ngăn chặn sự hình thành sỏi thận, làm lợi tiểu. Đặc biệt râu bắp có tính năng hàn kín, hỗ trợ, tăng cường và bảo vệ bàng quang, giúp tận diệt Calcium.
§ Lúa mạch, có chứa chất làm lợi tiểu, hàn gắn và tăng cường đặc tính của thận. Ngoài ra lúa mạch còn giàu chất chống sỏi hóa.
§ Dứa, có chứa enzyme có thể phá vỡ tơ huyết, do vậy ngăn ngừa được sự hình thành sỏi thận. Chất rau xơ trong chế độ ăn kiêng cũng giảm bớt sự bài tiết Calcium trong nước tiểu khoảng 40%.
§ Chuối là trái cây giàu vitamin B, chất làm phân hủy acid oxalic trong cơ thể con người, giúp ngăn ngừa được hình thành sỏi.
§ Quả hạnh nhân, nguồn thực phẩm cung cấp nhiều magnesium và postasium là những chất có hoạt tính như một chất ngăn ngừa sỏi.
§ Chanh là chất giàu citrates do đó ngăn ngừa được hình thành sỏi từ Calcium Oxalate
§ Cà rốt giàu chất pyrophosphate và bổ trợ thực vật có hoạt tính ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Ngoài ra, cà rốt còn cung cấp lượng vitamin A, mà việc thiếu vitamin A sẽ hệ lụy đến việc dễ nảy sinh bệnh sỏi bàng quang.
§ Đậu Thỗ Nhỹ Kỳ, chiết xuất nước cũng có tính năng ngăn ngừa hình thành sỏi
§ Quả mướp đắng cũng hàm chứa chất ngăn ngừa sỏi như Magnesium, phosphorous and phytoconstituent rất hữu ích cho hệ thống tiết niệu và bệnh gout.
- LOẠI THỰC PHẨM NÀO BỆNH NHÂN SỎI THẬN CẦN TRÁNH
§ Thành phần chính của sỏi thận và phần trăm cấu tạo chất như sau:
+ Calcium Oxalate, phosphate hoặc cả 2 (70-80%)
+ Acid uric (5-10%)
+ Cystine (1%)
+ Struvite (Magnesium ammonium phosphate(5-10%)
+ Các thành phần khác như xanthine, guaifenesin (1%)
§ Với cơ cấu thành phần chính tạo nên sỏi thận như trên, để tránh nguy cơ gia tăng sỏi thận, người ta cần tránh những thực phẩm sau:
- Rau muống và giá đỗ xanh (có nhiều thành phần Oxalate)
- Cà chua (có nhiều thành phần Oxalate)
- Quả lý gai (có nhiều thành phần Oxalate)
- Quả xapoche (có nhiều thành phần Oxalate)
- Hạt điều (có nhiều thành phần Oxalate)
- Dưa chuột (có nhiều thành phần Oxalate)
- Nho đen (có nhiều thành phần Oxalate)
- Súp lơ (giàu chiết xuất acid uric)
- Bí ngô (giàu chiết xuất acid uric)
- Nấm (giàu chiết xuất acid uric)
- Các loại cà (khác cà chua) giàu chiết xuất acid uric
- TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ (ESWL) LÀ GÌ?
§ Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp tán sỏi không can thiệp ngoại khoa, sử dụng sóng âm thanh cường độ cao hay còn gọi là sóng xung kích (shock waves) được tạo ra bên ngoài cơ thể bệnh nhân và rồi tập trung vào vị trí sỏi trong thận hay niệu quản.
§ Điểm hội tụ của sóng xung kích là cố định và bệnh nhân thì di chuyển vì thế mà sỏi (phát hiện bằng chiếu X quang hay siêu âm) dừng tại điểm hội tụ. Bác sỹ niệu khoa sẽ điều chỉnh 3 thông số: số sóng xung kích ứng dụng tại máy tán sỏi, tần số lặp của sóng xung kích và Voltage (năng lượng) từ nguồn tạo sóng của máy tán sỏi.
§ Quá trình nghiền tán sỏi sẽ được quan sát qua hình ảnh và việc xử lý điều trị kết thúc khi chuyên gia điều trị thấy rằng các tiểu hạt tồn dư có kích thước nhỏ đủ có thể trôi theo niệu đạo thoát ra ngoài hay có thể gắp và lấy ra qua ống thông niệu đạo hay qua dụng cụ chọc qua da. Nhiều nhân tố liên quan đến quy tắc điều trị như số lượng sỏi, kích thước sỏi, vị trí và cấu tạo sỏi, tuổi tác và điều kiện thể chất của bệnh nhân và loại máy sử dụng. Hầu hết các bệnh nhân điều trị tán sỏi ngoài cơ thể đều có thể xem như bệnh nhân ngoại trú.
§ Một quy tắc chuẩn là các sỏi thận có kích thước từ 4mm đến 20 mm thì điều trị bằng máy tán sỏi ngoài cơ thể là tối ưu nhất. Với các loại sỏi có kích thước lớn từ 20 mm đến 30 mm thì tán bằng sóng xung kích vẫn là hướng xử lý hàng đầu trì phi các yếu tố như: cấu tạo sỏi đặc biệt, vị trí hay cấu trúc giải phẫu học của thận có khuynh hướng cần can thiệp nhưng cần phải có phương hướng điều trị rõ ràng PCNL hoặc RIRS). Các dạng sỏi có kích thước lớn hơn 30 mm cần ưu tiên điều trị bằng PCNL trừ các chỉ định đặc biệt đối với RIRS hiện tại (chẳng hạn như xuất huyết tạng, béo phì, vv...).
- ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN NHƯ THẾ NÀO?
§ May mắn cho các bệnh nhân sỏi thận là can thiệp ngoại khoa không phải luôn cần thiết trong điều trị sỏi thận. Hầu hết các dạng sỏi thận đều có thể trục xuất ra khỏi cơ thể qua nước tiểu khi cung cấp đủ lượng nước (từ 2 đến 4 Quarts/ngày, mỗi Quart tương đương 1,14 lít) nhằm giúp trục xuất sỏi ra. Thông thường người bệnh có thể nghỉ ngơi ở nhà trong quá trình này, uống nước và uống thuốc giảm đau nếu cần. Bác sỹ cũng thường khuyên bệnh nhân giữ lại mẫu sỏi để xét nghiệm phân tích.
§ Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích:
§ Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích là phương pháp thường được dùng để điều trị sỏi thận. Với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích thì những sóng xung kích được tạo ra từ bên ngoài cơ thể xuyên thấu qua da và mô cơ thể đến khi chúng va đập vào những viên sỏi có kích thước to. Các viên sỏi bị đánh tan nhỏ ra như các và dễ dàng trôi ra ngoài theo nước tiểu.
§ Có vài dạng máy tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích. Có loại máy thì yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa trong bồn nước trong khi sóng xung kích truyền qua. Một số loại máy khác thì có 1 đệm cho bệnh nhân nằm. Hầu hết các loại máy sử dụng kèm theo 1 máy X quang chiếu (C-arm) hoặc 1 máy siêu âm nhằm giúp chuyên gia điều trị định vị chính xác các viên sỏi trong khi bắn điều trị. Hầu hết các loại máy tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) cũng cần thêm máy gây mê đi kèm. Trong một số trường hợp, ESWL có thể sử dụng điều trị cho bệnh nhân ngoại trú. Thời gian phục hồi sau điều trị nhanh và hầu hết mọi người có thể trở lại công việc, hoạt động bình thường chỉ sau một vài ngày.
§ Biến chứng do điều trị cũng có thể xảy ra với tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích. Hầu hết các bệnh nhân đều ra máu trong nước tiểu trong một vài ngày đầu sau điều trị. Hiện tượng thâm tím và một vài khó chịu ở phần lưng và bụng do sóng xung kích gây ra cũng là vấn đề bình thường. Để giảm thiểu những nguy cơ biến chứng, các bác sỹ cần tư vấn trước cho bệnh nhân biết và nói rõ bệnh nhân không nên dùng Aspirin và bất kỳ thuốc nào gây đặc máu trong vài tuần trước khi điều trị.
§ Một biến chứng khác có thể xảy ra nếu những vi hạt sỏi vỡ ra gây nên sự khó chịu khi chúng thải ra qua đường tiểu. Ở một số trường hợp, bác sỹ sẽ phải luồn 1 ống nhỏ gọi là Stent qua bàng quang vào ống niệu quản nhằm giúp những vi hạt sỏi thải ra dễ dàng hơn. Thi thoảng 1 số viên sỏi sẽ không bị vỡ nhỏ hoàn toàn sau 1 lần điều trị, khi đó cần thực hiện tiếp đợt điều trị thứ 2. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích sẽ không là giải pháp hoàn hảo nếu sỏi có kích thước lớn hơn 2 cm (tức khoảng 0,8 inches).
- MÁY TÁN SỎI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
§ Kỹ thuật tán sỏi thận cơ bản được chia thành 2 phương pháp; tán sỏi trong cơ thể và tán sỏi ngoài cơ thể:
§ Tán sỏi trong cơ thể:
- Tán sỏi trong cơ thể sử dụng máy nội soi bao gồm siêu âm và thiết bị thủy lực điện và một vài dụng cụ cơ khí khác và nhiều thiết bị laser. Những dụng cụ này luồn theo kênh làm việc của ống nội soi trổ vào bên trong cơ thể bệnh nhân qua 1 lỗ nhỏ để luồn ống nội soi hoặc qua đường niệu đạo và từ đó tán sỏi thành những mảnh nhỏ. Phương pháp này sử dụng kèm theo rọ chứa sỏi và kìm gắp nhằm giữ yên vị trí của viên sỏi và lấy những mẫu sỏi sau khi tán ra khỏi cơ thể. Sỏi được tán bằng lực tương tác nhỏ hay bằng năng lượng laser.
§ Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL):
- Khác với phương pháp tán sỏi trong cơ thể, ESWL là kỹ thuật tán sỏi không cần thâm nhập vào bên trong cơ thể. Những sóng xung kích năng lượng cao hội tụ hoặc sóng áp lực được ứng dụng đi vào cơ thể tại những điểm được xác định trước (thông thường là vị trí sỏi thận) để tán những viên sỏi thận. Phương pháp này đạt hiệu quả nhờ tạo nên một mối tương quan giữa cơ thể bệnh nhân và nguồn năng lượng hội tụ của máy tán sỏi ESWL. Khoảng 2.000 đến 3.000 sóng xung kích được sử dụng trong 40 đến 50 phút trong quá trình điều trị và tán liên tục để nghiền nhỏ các viên sỏi thành những vi hạt. Những vi hạt này có thể thải ra qua nước tiểu.
- NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ DO TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
- Có một vài biến chứng rất dễ nhận biết do tán sỏi ngoài cơ thể bao gồm: cơn đau đường niệu quản (do các vi hạt sỏi va đập trong đường niệu), nhiễm trùng và xuất huyết bao thận. Có câu hỏi đặt ra rằng liệu ESWL có dẫn đến tổn hại đáng kể với thận và chứng cao huyết áp hay không đến nay vẫn là câu hỏi chưa có trả lời. Vì thế sau khoảng 30 năm tồn tại của ESWL, lập luận này vẫn coi như là không có căn cứ. ESWL chống chỉ định đối với một số trường hợp, chẳng hạn như chống đông máu, phụ nữ đang mang thai, bệnh phình động mạch chủ. Một chống chỉ định gần như bắt buộc là đối với phụ nữ mang thai hay rối loạn xuất huyết, viêm thận, viêm cuốn thận, ung thư thận hay thận có cấu trúc, chức năng bất thường.
12. BỆNH NHÂN NÀO CẦN ƯU TIÊN ĐIỀU TRỊ BẰNG ESWL?
- Một quy tắc vàng cho bệnh nhân biết và bác sỹ có hướng điều trị đó là hầu hết các viên sỏi thận (khoảng 90%) có kích thước < 5mm đều đều có thể trôi theo đường tiểu một cách tự nhiên. Hiện nay, có một luận chứng khoa học thuyết phục rằng các quả thận bình thường có thể chịu đựng những tổn hại lâm sàng do tắt nghẽn trong khoảng 4 tuần và vì thế thật hợp lý khi để sỏi < 5mm trôi theo đường tiểu trong 4 tuần trước khi cân nhắc đến yếu tố can thiệp điều trị. Những chỉ định điều trị sỏi đường niệu quản dựa trên những cơ sở sau:
1/ Những cơn đau không thể kiểm soát được
2/ Sự suy giảm chức năng thận đơn hoặc đôi
3/ Sỏi có đường kính lớn hơn 5 mm
4/ Sỏi đã nghẽn trong hơn 4 tuần
5/ Viêm đường tiết niệu
- Những triệu chứng trên không phải là tuyệt đối hay được phân tích thấu đáo mà phải tùy những trường hợp cụ thể. Thông thường phải tùy diễn biến lâm sàng, bác sỹ sẽ chỉ định phương thức điều trị khác nhau trên từng bệnh nhân.
- PHẢN ỨNG PHỤ CỦA ESWL?
- ESWL có một vài tác dụng phụ, điển hình như sau:
- Cơn đau do sỏi bị tán vỡ di chuyển theo nước tiểu
- Thi thoảng, nếu sỏi không bị tán vỡ (hoặc đã vỡ nhưng kích thước vẫn còn lớn) thì cần sử dụng đúng các thông số của áp lực sóng xung kích vv... Các mẫu vỡ có thể làm nghẽn đường niệu quản, dẫn đến tắt dòng lưu thông nước tiểu. Vì thế cần phải lấy các mụn sỏi bằng ống soi niệu đạo.
- Viêm đường tiết niệu
- Xung huyết quanh hay bên ngoài thận
- ESWL CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO?
- Sỏi không trôi theo lộ trình của nó và gây đau
- Sỏi hoàn toàn gây tắt nghẽn lưu thông của nước tiểu
- Bệnh nhân chỉ có 1 thận làm việc và bác sỹ của bạn lo ngại về việc sỏi thận có ảnh hưởng đến hoạt năng của thận
- Sỏi gây xuất huyết trầm trọng
- Sỏi liên tục tăng trưởng
- Bệnh nhân đã có lần cấy ghép thận và bác sỹ lo ngại về nguy cơ từ sỏi.