Hàn mô sinh học và những ứng dụng trong ngoại khoa

- Người ta đã quen với cụm từ "hàn kim loại", "hàn hợp kim", "hàn vật liệu"...còn cụm từ "hàn mô tế bào sống", "hàn mô sinh học" còn đang là điều mới lạ với nhiều người.

- Các nhà khoa học với trí tưởng tượng phong phú, dựa trên những ứng dụng thực tiễn của công nghệ hàn, họ đã xây dựng ý tưởng sử dụng các hiệu ứng vật lý trong sinh học để có thể gắn kết các mô lành, mô bị tổn thương và khôi phục các chức năng sinh lý của vùng bị tổn thương.... Hàn mô thực sự là giấc mơ công nghệ cho các nhà khoa học với hy vọng có được hiệu quả điều trị tối ưu trong phẩu thuật vừa có khả năng loại bỏ được tổ chức bị tổn thương 1 cách nhanh nhất, ít chảy máu, nhưng không để lại các dị vật trong cơ thể như các ghim của stepler hay chỉ khâu, buộc...giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, xơ hẹp miệng nối, giảm đau sau mổ, ra viện sớm, giá thành thấp, dễ sử dụng...

- Hàn gắn các cạnh (bờ) của mô cơ thể người là các quá trình gắn kết tế bào sống trong quy trình phẩu thuật. Hiện nay trong y tế với phẩu thuật thường sử dụng khâu chỉ với khâu máy, quá trình hàn mô xảy ra một cách tự nhiên và nhựoc điểm lớn nhất là để lại dị vật, gây nên xơ sẹo tổ chức vùng gắn kết, giá thành cuộc mổ cao ....

- Hiện tại hàn mô được thử nhgiệm khá thnàh công trên động vật và cơ thể người bệnh, đang trở tHàn láhnàh hiện thực trong điều trị nếu có chổ đứng vững vàng trên thị trường.

Hàn mô sinh học

- Báo cáo đầu tiên về sử dụng laser để hàn mô sinh học đã có từ 1964. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm hiện thực hoá công nghệ trên vào thực tế điều trị.

- Là người phụ trách về phòng thí nghiệm labo laser tại bệnh viện tổng hợp của Masachusetts, Anderson, chuyên gia về gia liễu trường đại học Harvard, coi việc sử dụng chỉ khâu và khâu máy là lạc hậu,lỗi thời,:"it's archaic". Hàn mô không dùng chỉ, như hàn mô bằng laser trước hết là phương pháp thay thế của việc khâu nối, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực phẩu thuật đặc biệt như kỹ thuật nội soi, Kỹ thuật vi phẩu thuật. Hàn mô bằng laser là sử dụng năng lượng laser để hoàn chỉnh miệng nối bởi chính các mô của cơ thể và bảo đảm tính sinh lý nhất, đặc biệt là trong trường hợp khâu máy và khâu chỉ ở những vị trí rất khó, ngăn ngừa chảy máu, chống nhiễm trùng và hẹp miệng nối. Phẩu thuật bằng la ser cũng không để lại dị vật trong cơ thể là nguyên nhân của những phức tạp sau này. Đã hơn 20 năm kể từ khi người ta bắt đầu sử dụng hàn mô bằng laser, trong suốt thời gian đó người ta chủ yếu sử dụng laser để cắt bỏ, tiêu diệt mô, cho tới thời điểm này ứng dụng mạnh mẽ nhất là chữ bệnh đục nhân mắt.

- Hàn laser chủ yếu dựa trên nguyên lý gắn kết bởi chất keo là albumin, ít gây tổn thương và giảm thiểi nguy cơ tổn thương trong các mô hàn.

Gan, thận và lách là các tổ chức nội tạng cứng, cấu tạo bở tổ chức nhu mô được bao bọc bởi tổ chức liên kết xơ sợi. Các cơ quan này thường dễ bị đụng dập, nứt vỡ, gây chảy máu trong các tổn thương lớn vùng bụng. Hiện nay không có phương tức phẩu thuật nào nối, chữa hay kiểmt ra thoả đáng sự chảy máu của các mô tổ chức trên. Hàn mô bằng laser có thể đạt được khả năng đó.

- Trong tương lai có thể ứng dụng hàn cấy mô sừng, chữa bệnh viêm tai giữa; gắn kết hay nối những cơ quan có cấu trúc dạng ống như ống tiêu hoá, mạch máu và phế quản, ống dẫn trứng, ống dẫn tinh, niệu quản và nối da sau phẩu thuật...

- Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì hàn mô bằng laser vẫn chưa đảm bảo được độ bền chắc của phần kết nối. Khi đốt nóng bằng laser với "que hàn" là albumin có thể có một số triển vọng trong thực tế chữa trị nhưng tính phức tạp của công nghệ đang là trở ngại lớn của việc ứng dụng rộng rải.

Để phục hồi chức năng cho các tổ chức bị tổn thương một cách nhanh chóng và không để lại các di chứng sau đó, phần nhiệt đưa vào phải là tối thiểu, nhưng đủ để tạo ra sự kết nối.

Như vậy việc điều khiển quá trình hàn được thực hiện với yêu cầu rất cao nhưng phải thực sự đơn giản đối với bác sĩ khi thực hành. Các nhà khoa học đã thành công khi xây dựng hệ điều khiển tự động của quá trình hàn để thuận lợi cho bác sĩ khi thực hành và rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Để công nghệ hàn mô có khả năng ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật y học cần có những nghiên cứu kết quả ứng dụng công nghệ hàn mô trên các thí nghiệm của động vật. Các đánh giá sau phẫu thuật về tình trạng viêm nhiễm, sưng, tấy, hẹp thành và biến dạng thành ống nối trên động vật thí nghiệm. Kết quả của hàn mô phẫu thuật tại các cơ quan như ruột, gan, mật cho thấy 30 ngày sau phẫu thuật không có sự sưng tấy hoặc viêm nhiễm nào.

Các thí nghiệm và sử dụng phương pháp hàn mô bằng điện trong điều tr

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội của Ukraine, các bác sĩ đã sử dụng thiết bị hàn mô và ứng dụng trong phẫu thuật phụ khoa. Ngoài ra, tại Viện phẫu thuật và phẫu thuật thần kinh Viện hàn lâm y học Ukraine, các bệnh viện No1, No17 đã ứng dụng cộng nghệ này để điều trị cho rất nhiều bệnh nhân. Theo các con số thống kê, cho tới nay đã thực hiện trên 2.000 ca phẫu thuật tại nhiều bộ phận của cơ thể. Chưa có một trường hợp nào bị tai biến hay chảy máu. Các thiết bị hàn mô đã nhận được nhiều bằng sáng chế của Ukraine, Mỹ và Áo (6-12).

Các thí nghiệm để kiểm tra độ bền vững của các vị trí hàn của các tổ chức trên cơ thể người cho ta thấy

- Nối ruột già do hàn khâu điểm chịu được áp suất trên 2 Atm (1.500mm cột thủy ngân)

- Nối dọc lát cắt của đại tràng bằng hàn khâu điểm chịu được áp suất đến 240mm Hg.

- Hàn khâu dọc vết cắt của ruột già thực hiện đồng thời hàn bởi thiết bị bóp lưỡng cực chịu được áp suất đến 260mm Hg.

- Hàn ven to dưới da do hàn đôi đồng thời chịu được áp suất đến 4 Atm (3.000mm Hg).

- Hàn lát cắt dọc của ven lớn dưới da do hàn khâu điểm chịu được áp suất đến 2 Atm.

Đã xác minh được sự khác biệt của tác động lên mô sống của hàn so với quá trình sử dụng các điện cực hiện đang được sử dụng rộng rãi trong y học. Quá trình phẫu thuật bằng điện cực tạo ra vết bỏng và làm chết mô trên vùng bị đốt, trong khi đó công nghệ hàn mô làm mô ít bị tổn thương hơn và không gây bỏng, đồng thời không gây khói trong lúc hàn nên không có mùi khó chịu. Vì không có sự hủy hoại mô tại vùng hàn nên khả năng hồi phục các chức năng của mô nhanh và khá dễ dàng.

Hệ thiết bị hàn mô được thiết kế này mang tính tổng quát trong phẫu thuật. Khác với thiết bị của Hãng LigaSure Vallay Lab, một thiết bị hàn mô này có thể sử dụng một thiết bị hàn chặn mạch đến 17mm, cắt mô, trong đó có mô cơ, mỡ, mạch, phổi, bộ phận phụ khoa, nối,... ít chảy máu, bảo đảm kín và phần nối đủ chắc chắn. Đã ứng dụng trong phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi với các phẫu thuật tổng quát, phụ khoa, mạch máu, thần kinh...

Như vậy, công nghệ hàn mô có thể ứng dụng cho các phẫu thuật đối với các mô còn khỏe mạnh và các mô bệnh mà cần tạo hình lại mô hay cấu trúc lại các tổ chức sau khi loại phần mô bệnh lý.

Kinh nghiệm cho hay sử dụng hàn mô luôn bảo đảm chỗ khâu nối đẹp, tinh tế, đều, không bị biến dạng, không làm giảm đi sự phát triển tự nhiên. Chỗ nối luôn kín bảo đảm sự thành công và việc sử dụng dễ dàng các thiết bị luôn thuận lợi cho các bác sĩ trong khi phẫu thuật.

Trong lúc phẫu thuật hàn mô không có khói, khác với các thiết bị cắt điện khác sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bác sĩ, nhất là đối với các bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm.

Dưới đây là những ví dụ hàn mô có thể sử dụng trong phẫu thuật:

- Tạo hình ống dẫn tinh (phẫu thuật phục hồi).

- Bảo đảm khả năng hàn gắn với độ kín lý tưởng trong đường tiết niệu.

- Bảo đảm khâu nối kín trên dạ dày. Nối nhanh, hàn không mất máu, không gây nhiễm trùng do vi khuẩn đường ruột.

- Phẫu thuật mật không bị mất máu, thời gian hồi phục nhanh.

- Với một thiết bị đặc biệt có khả năng sử dụng trong phẫu thuật mũi, họng

- Khả năng hàn kín ruột.

Kết quả sử dụng hàn mô trong các trường hợp điều trị bệnh cho ta các lợi điểm: giảm đau đớn sau phẫu thuật, đơn giản và an toàn khi sử dụng thiết bị, giảm thiểu được thời gian phẫu thuật (có trường hợp nhanh hơn 60 phút), khả năng hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn.

Hàn mô được thực hiện gần như trong trạng thái khô, không để lại dị vật do dùng các vật liệu để khâu, buộc, ghim... vì sự hàn nối được thực hiện bởi vật liệu tổ chức mô của cơ quan được hàn, giảm thời gian phẫu thuật, hồi phục nhanh, tiết kiệm được nhiều chi phí cho phẫu thuật.

Thực sự hàn mô đã là một bước phát triển mới của ngành ngoại khoa. Hiện tại, công nghệ hàn mô đang ở giai đoạn hoàn thiện trong ứng dụng điều trị. Từng bước mở rộng lĩnh vực ứng dụng hàn mô sẽ hoàn thiện các phương pháp thực hiện phẫu thuật theo các đặc tính riêng biệt của quá trình hàn mô. Trong tương lai gần, các nhà khoa học sẽ hoàn chỉnh các phương pháp sử dụng công nghệ hàn.

- Trong phẫu thuật phục hồi của phụ khoa: tạo ra các miệng nối vòng, dọc để khôi phục hay tạo hình ống dẫn trứng.

- Trong mổ nội soi tạo các miệng nối ruột và ruột già.

- Hàn da sau phẫu thuật nội soi và phẫu thuật khác.

- Phẫu thuật tạo hình trong các bệnh lý tĩnh mạch, tạo các miệng nối tĩnh mạch.

- Hàn mô trong tiết niệu.

- Phẫu thuật chỉnh hình vú, ngực, khoang bụng...

- Ứng dụng trong phẫu thuật cắt bỏ u ở phổi, não, gan.