Kỹ thuật chụp X-quang mạch máu
Ngày nay người ta đã áp dụng mạnh mẽ những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực y sinh. Nhờ đó mà chúng ta có rất nhiều kỹ thuật để chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X quang, MRI, SPECT, PET,... Nhưng, đó chưa phải là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất mà chúng ta hiện có. Người ta đã cải tiến kỹ thuật chụp X quang bằng cách đưa chất tương phản vào động mạch trong cơ thể người để ghi nhận lại hình ảnh mạch máu. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật chụp X quang mạch máu. Đây là một kỹ thuật rất hữu dụng cho việc chẩn đoán những căn bệnh về tim mạch.
1. Khái niệm về angiography :
Angiography la một kiểu chụp X quang, được sử dụng để chụp ảnh mạch máu của những cơ quan khác nhau trong cơ thể người như: tim, não, thận,… Phương pháp này được sử dụng để xác định cấu trúc giải phẫu của mạch máu và khả năng mạch máu có bị bệnh, bị hẹp, bị trương lên hoặc bị tắc nghẽn hay không. Sau khi đưa một catheter vào đông mạch dẫn đến nơi cần chụp mạch bằng tia X, một chất tương phản được tiêm vào để làm nổi bật những mạch máu khi chiếu tia X. Catheter la ống mềm, dẽo, có thể uốn cong được một cách dễ dàng; dùng để đưa chất tương phản ở dạng lưu chất vào mạch máu hoặc rút chất tương phản đó ra khỏi mạch máu. Hình ảnh của mạch máu sẽ được ghi nhận bởi một camera lớn được đặt gần và xung quanh bệnh nhân. Kỹ thuật này còn được gọi là Catheter Angiography.Thời gian chụp X quang mạch máu là khoảng 1 đến 2 giờ.
2. Nguyên lý hoạt động :
Catheter Angiography là giống với kỹ thuật chụp X quang thông thường về bản chất. Những tia X truyền qua cơ thể bệnh nhân bị hấp thụ với những mức độ khác nhau bởi các mô khác nhau. Một lượng thuốc nhuộm hoặc chất tương phản được tiêm vào catheter để có được hình ảnh chi tiết về động mạch. Ảnh X quang có thể được lưu trữ bằng máy tính hay phim X quang.
3. Những ứng dụng chủ yếu của phương pháp này :
Những lý do chủ yếu để sử dụng Catheter Angiography là việc tìm ra những vị trí hẹp hay tắc nghẽn mạch máu, nhận ra sự trương bất thường của mạch máu, và xác định vị trí chảy máu nội. Phương pháp này có thể:
Phát hiện ra bệnh xơ vữa động mạch cảnh ở cổ người, một căn bệnh mà có thể ngăn cản dòng máu chảy đến não và có thể gây đột quỵ.
Nhận biết hiện tượng phình mạch trong sọ người hoặc chứng rối loạn của những mạch máu trong não.
Đánh giá những căn bệnh của động mạch thận hoặc chuẩn bị cho sự ghép thận.
Xác định trạng thái của động mạch chủ và tìm ra chứng phình động mạch chủ.
Xác định nguyên nhân chảy máu như: loét dạ dày.
Giúp cho việc chuẩn bị phẫu thuật những mạch máu bị bệnh ở chân bệnh nhân, bị đau chân khi đi bộ.
Chỉ ra phạm vi và tính chất nguy hiểm của căn bệnh xơ vữa động mạch vành.
Thỉnh thoảng, những nhà phẫu thuật sử dụng kỹ thuật này để lập kế hoạch phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ mạch vành hoặc quyết định phương pháp phẫu thuật tốt nhất.
Bằng Catheter Angiography để xem xét bên trong mạch máu, những nhà giải phẫu có thể sữa lại những mạch máu bị bệnh với những thiết bị nhỏ gọn và đưa vào một stent (RHM) để giữ mạch máu mở.
Hình động mạch cảnh ở cổ thu được bằng phương pháp chụp X quang mạch máu.
4. Vấn đề an toàn đối với bệnh nhân :
Việc tiêm thuốc gây mê cục bộ vào bệnh nhân có thể gây ra đau nhức trong một thời gian ngắn, nhưng sau khi tiêm xong thì lại có rất nhiều lợi ích. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được catheter trong động mạch của họ. Nhưng khi chất tương phản được tiêm vào, bệnh nhân có thể cảm nhận sự ấm áp hoặc đôi khi có cảm giác bị đốt nóng. Phần khó khăn nhất của phương pháp này có thể là việc nằm nghĩ nhiều giờ sau khi chụp X quang mạch máu.
Những bệnh nhân nữ có mang thai hoặc đang nuôi con cần báo cho bác sĩ biết trước khi tiến hành xét nghiệm.
Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không nên uống thuốc trị bệnh này trong vòng hai ngày sau khi xét nghiệm vì những loại thuốc đó sẽ tương tác với chất tương phản đã được tiêm vào cơ thể bệnh nhân khi xét nghiệm.
5. Những chuẩn bị cần thiết trước khi chụp X–quang mạch máu :
Nếu phải tiêm thuốc giảm đau trước khi chụp X quang mạch máu, bệnh nhân không được phép ăn hoặc uống một vài thứ trong khoảng 4 đến 8 giờ trước khi chụp X quang mạch máu (ngoại trừ việc uống từng ngụm nước).
Phải bảo đảm rằng bệnh nhân đang có trình trạng sức khoẻ thuận lợi.
Nếu có thể, bệnh nhân cần uống thuốc giảm đau tĩnh mạch.
Phải có những xét nghiệm về máu trước khi chụp X quang mạch máu để kiểm tra chức năng thận và những cục máu đông thì phải trong giới hạn cho phép.
Người tiến hành chụp X quang mạch máu phải hỏi bệnh nhân xem họ có bị dị ứng với chất tương phản hay không. Nếu bệnh nhân bị dị ứng, bác sĩ phải cho họ uống thuốc chống dị ứng 24 giờ trước khi chụp mạch.
Bệnh nhân không được uống những loại thuốc có chứa Aspirin ít nhất là 5 ngày trước khi chụp X quang mạch máu.
Những loại thuốc như Coumadin và Lovenox phải được ngưng sử dụng 3 ngày trước khi tiến hành chụp X quang mạch máu.
6. Những bước chính trong quá trình xét nghiệm :
Bác sĩ chụp X quang sẽ giúp bệnh nhân được thư giãn, sẽ giải toả áp lực.
Bác sĩ sẽ triệt trùng khu vực da mà bác sĩ sắp đưa catheter vào.
Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê Xylocaine vào khu vực trên để gây mê cục bộ.
Sau khi khu vực này bị tê liệt hoàn toàn, bác sĩ sẽ đưa một cây kim tiêm và một sợi quang mảnh vào mạch máu. Sợi quang này sẽ dẫn đường cho catheter vào động mạch mà không gây ra tổn thương cho cơ thể bệnh nhân.
Dùng máy X quang huỳnh quang để quan sát catheter và sợi quang.
Sau khi catheter đến đúng vị trí động mạch cần chụp X quang thì sợi quang sẽ được rút ra.
Hình ảnh về động mạch sẽ được ghi lại khi chất tương phản được tiêm vào.
Phải nằm yên, bất động hoàn toàn trong khi đang ghi nhận những hình ảnh.
Bác sĩ sẽ rút catheter ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
7. Những việc cần thực hiện sau khi chụp X–quang mạch máu :
Bệnh nhân sẽ được đưa vào một phòng để nghĩ ngơi và hồi phục lại sức khoẻ. Tuỳ thuộc vào trình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện sau vài giờ. Bệnh nhân nên tái khám sau đó.
Bệnh nhân cần nghĩ ngơi và không được vận động hay làm những việc nặng nhọc trong khoảng thời gian 4 giờ sau khi chụp X quang mạch máu.
Bệnh nhân không được phép lái xe trong 24 giờ sau khi chụp X quang mạch máu.
Nên có khoảng thời gian theo dõi trước khi cho bệnh nhân xuất viện.
Không nên uống thuốc trị bệnh tiểu đường trong hai ngày sau khi chụp X-quang.
Chất tương phản trong cơ thể bệnh nhân sẽ được đào thải thông qua nước tiểu.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước để chất tương phản được thoát ra nhanh hơn.
Những ưu điểm và những hạn chế của angiography :
a. Những ưu điểm :
Catheter Angiography cho ta hình ảnh của mạch máu rất chi tiết, rõ ràng và chính xác. Điều này đặc biệt hữu ích khi bác sĩ tiến hành giải phẫu.
Bằng cách chọn những động mạch để đưa catheter vào, chúng ta có thể đánh giá trình trạng của các mạch máu khác nhau trong cơ thể người. Ta đưa hai ống hình trụ đồng trục (đóng vai của catheter) vào động mạch dẫn đến mô hoặc khối u. Phương pháp này được gọi là “kỹ thuật chụp X quang mạch máu siêu chọn lọc”.
Không giống như Computed Tomography Angiography (CTA), hoặc Magnetic Resonance Angiography (MRA), nhờ vào catheter mà Catheter Angiography được xem như là một phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị. Ví dụ như là việc tìm ra một khu vực động mạch bị hẹp rất nhiều, và ta sẽ đặt một stent (RHM) vào để làm động mạch mở rộng ra.
Độ phân giải của Catheter Angiography cao hơn nhiều so với những phương pháp không xâm lấn khác.
b. Những hạn chế :
Bệnh nhân có thể bị dị ứng đối với thuốc nhuộm, và điều này có thể gây ra dị ứng da, hạ huyết áp, khó thở hoặc thậm chí có thể bị mất ý thức. Tất cả những liệu pháp cần thiết để tránh xảy ra phản ứng dị ứng là phải thực hiện đúng kỹ thuật chụp mạch.
Có một hạn chế nhỏ đó là sẽ hình thành một cục máu đông xung quanh đầu của catheter, làm nghẽn động mạch và cần thiết phải khai thông lại mạch máu.
Hai quả thận có thể bị tổn thương khi chất tương phản được bài tiết qua nước tiểu. Nếu bệnh nhân đang bị bệnh thận thì nó có thể sẽ bị nặng thêm. Chúng ta cần phải có những biện pháp đề phòng để làm giảm những khả năng rủi ro này.
Đôi khi, catheter có thể gây ra những tổn thương cho các mạch máu, làm chảy máu nội hoặc làm nghẽn mạch máu.
8. Kết luận :
Ngày nay, những nghiên cứu về kỹ thuật Catheter Angiography đã được thay thế bằng những phương pháp xâm lấn ít hơn như CTA, MRA. Trong CTA và MRA, chúng ta sẽ không đưa catheter vào cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, kỹ thuật Catheter Angiography vẫn còn được sử dụng đối với những bệnh nhân vừa trãi qua phẫu thuật, hoặc vừa được đặt thêm stent (RHM) vào mạch máu để làm mạch máu nở rộng ra.