Q: Tôi đã nghe nói về phương pháp khám nội soi trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Gần đây khi khám bệnh về tai muĩ họng, tôi được bác sĩ yêu cầu khám nội soi và phải tính thêm phí nội soi. Vậy thực chất của việc nội soi tai muĩ họng là gì? Có thật sự cần thiết không vì nhiều khi khám sức khỏe tổng quát bác sĩ chỉ cần dùng đèn pin nhỏ soi vào vùng tai – muĩ – họng là đủ. Tôi bị viêm mũi đã lâu nhưng sao không thể chữa dứt hoàn toàn…
A: Việc bạn được chỉ định khám nội soi khi thăm khám các vùng về tai - muĩ – họng là do chỉ định của bác sĩ, khi bác sĩ cảm thấy thật sự cần thiết sử dụng phương pháp nội soi để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, cần có những thông tin rõ về hình ảnh nhằm đánh giá tình trạng bệnh vùng tai muĩ họng. Do vậy chỉ khi có yêu cầu thật sự, bác sĩ tai muĩ họng sẽ đề nghị nội soi.
Việc nội soi nói một cách nôm na là dùng thiết bị thu hình nhỏ gắn vào một đầu dò, được đưa vào các vùng cần thăm khám để thu tín hiệu. Từ đó tín hiệu được chuyển tại và khuyếch đại ra màn hình ở ngoài. Qua quan sát màn hình, bác sĩ sẽ nhìn rõ các vùng kín nằm sâu trong tai –mũi – họng để có thể chẩn đoán chính xác. Việc nội soi cũng có thể áp dụng trong trường hợp hóc xương sâu, xương nhỏ hoặc dị vật lọt vào vùng tai - muĩ – họng khó nhìn thấy bằng mắt thường và lấy ra. Các thiết bị phải được tẩy trùng và đạt các chỉ tiêu an toàn trong thao tác nội soi. Thông thường việc nội soi tiêu hóa mới cần chuẩn bị trước ( làm sạch ruột, uống thuốc xổ…), riêng việc nội soi tai – muĩ - họng có thể thực hiện ngay khi có yêu cầu thăm khám, không cần phải chuẩn bị trước.
Khi khám tổng quát, việc thăm khám các vùng tai – muĩ - họng chỉ là việc khám chung của bác sĩ nội khoa, việc thăm khám này chỉ có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường có thể nhìn thấy bằng mắt, trong điều kiện bình thường và không thể quan sát - phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở những khu vực sâu hơn hoặc không thể nhìn được bằng mắt. Chính vì vậy, thủ thuật nội soi sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ cũng như bệnh nhân trong việc chẩn đoán chính xác bệnh và hướng điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tai muĩ họng.
Do Bạn không nói rõ tình trạng viêm muĩ của bạn nên khó có thể đánh giá ngay tình trạng bệnh hiện tại. Bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về những phương pháp cũng như cho bạn biết rõ tình trạng bệnh cùng hướng điều trị. Tuy nhiên, như người ta thường nói “ lai rai như tai – muĩ – họng”, bản chất của các bệnh tai mũi họng là khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn đồng thời dễ tái bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa tích cực. Do vậy, trong điều trị bệnh nhân phải thật kiên trì, theo đúng những hướng dẫn cũng như cách thức điều trị của bác sĩ, đừng chủ quan thấy bệnh thuyên giảm mà bỏ ngang không tiếp tục điều trị hoặc tự ý ngưng thuốc đang được cho dùng.
(Bảng này được trích từ bản dịch sách “Essentials of Mechanical Ventilation – Những vấn đề thiết yếu trong thông khí nhân tạo” do TS. Nguyễn Đạt Anh và tập thể các bác sĩ khoa Cấp Cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai vừa hoàn thành)
Phương pháp nội soi tuyến giáp với những sáng tạo tuyệt vời, giảm tối đa chi phí, vật dụng, vật tư, hiệu quả cao, giảm nguy cơ, không để lại sẹo của PGS.TS Trần Ngọc Lương được bạn bè quốc tế yêu mến gọi “phẫu thuật nội soi kiểu made in Việt Nam”
Các chuyên gia thuộc ĐH Newcastle (Anh) đang phát triển và thử nghiệm một loại robot tí hon có khả năng “bơi” trong cơ thể người và phát hiện nhiều căn bệnh.
Siêu âm được xem là một phương pháp vô hại, hiện không có bệnh lý nào chống chỉ định siêu âm. Rất nhiều trường hợp bệnh mà siêu âm là lựa chọn đầu tiên và hữu ích, giúp các chuyên gia y tế tầm soát và chẩn bệnh chính xác hơn.
“Bệnh nhân Lương Minh Kỷ (64 tuổi, tỉnh Hải Dương) bị vỡ tim nếu chậm 3-5 phút sẽ rất khó cứu sống”, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết chiều qua (25/2).